Tuy nhiên, anh đã không gây được ấn tượng với fan Quỷ đỏvà bị các cầu thủ thứ 12 này chê không ít trên mạng xã hội.
Có thể kể đến những đánh giá dành cho Casemiro như: “Anh ấy có màn trình diễn thật đáng thất vọng, trông lờ đờ và kém sung sức. Casemiro có tiêu chuẩn cao và sẽ tự biết mình chơi chưa tốt”, 1 fan bày tỏ ở RedCafe.
“Rõ ràng là Casemiro cho thấy chưa sẵn sàng với tốc độ của Premier League”, người khác phản ứng.
SAFMUTD đánh giá: “Anh ấy trông thật chậm chạp, các đường chuyền của Casemiro rất tệ. E rằng đây có thể là sai lầm lớn của MU”.
“MU lẽ ra nên chi 70 triệu bảng cho Declan Rice hoặc Ruben Neves thay vì Casemiro”, tài khoản Sarki nhận xét.
Một fan khác chắc nịch: “McTominay, ít nhất là lúc này không có gì phải quá lo lắng”.
Casemiro có thể xem là phương án 2 của MU, sau thời gian dài theo đuổi De Jong trong vô vọng. Tiền vệ Brazil bị chỉ trích đến Old Trafford vì tiền (khi nhận lương cao gấp đôi ở Real Madrid).
Tuy nhiên, cầu thủ có 5 lần giành Cúp C1 cùng Real Madrid khẳng định, anh sẽ chứng minh điều ngược lại bằng cách cùng Quỷ đỏ chinh phục những danh hiệu.
" alt=""/>Casemiro bị chê lờ đờ khi chơi cho MU 0Đến chiều nay 22/10, Trường THCS Đại Thành vẫn bị ngập sâu trong nước.
|
Tại Trường THCS Đại Thành (xã Cẩm Thành), đến chiều ngày 22/10 trong sân trường nước vẫn còn ngập sâu khoảng 40cm. Trong các phòng học, lũ rút để lại cảnh ngổn ngang. Bàn ghế bị nước cuốn đổ ngả nghiêng, tường vấy bẩn vì bùn đất. Nhiều tập giấy kiểm tra chưa kịp chấm điểm cùng sách vở học sinh bỏ lại ước sũng vì ngập nước.
Những ngày lũ dâng cao, ngôi trường này trở thành cơ sở sơ tán cho hàng chục người dân thôn Kênh (xã Cẩm Thành). Chị Lê Thị Thủy (45 tuổi, trú tại thôn Kênh) cùng hai con gái là Lê Hiền Thục (học lớp 3) và Lê Hà Thanh (học lớp 2) sơ tán đến Trường THCS Đại Thành suốt 4 ngày qua.
Ba mẹ con chị Lê Thị Thủy lội nước lũ về thăm lại nhà sau 4 ngày sơ tán.
|
Chị Thủy cho biết, chị và hai đứa con đến địa điểm sơ tán được các tổ chức cứu trợ cung cấp cơm, nước đầy đủ. Song, nhà cửa của chị nhiều ngày nay ngập trong nước, tài sản hư hỏng cả.
Về tới nhà, chị Thủy gom vội từng bao rác đang trôi bì bõm ngoài sân, còn hai cháu Thục và Thanh thần thờ gom lại những cuốn sách, vở trôi chìm trong nước.
Những đứa con của chị Thủy thẫn thờ khi sách vở bị ướt. |
“Lũ vào nhanh quá, tôi chỉ kịp cõng hai đứa con chạy đi sơ tán, tài sản, sách vở của hai đứa con không thu dọn kịp nên bị lũ cuốn vương vãi khắp nơi. Cái ăn bây giờ còn xin cứu trợ được chứ mai mốt hai cháu vào học không biết lấy sách vở đâu” – chị Thủy nói.
Ngồi lật từng trang vở dính chặt vào nhau vì nước, cháu Lê Hiền Thục khá buồn bã nói: “Sách vở cháu ướt hết rồi, hôm sau đi học cháu phải mượn sách của bạn cháu”.
Nghe con gái nói, chị Thủy nghẹn ngào, lũ ập đến bất ngờ, nhà ai cao còn đỡ, chứ nhà cấp 4 thì nước ngập tới nửa nhà rồi. Giờ đi mượn sách để cháu đi học trở lại cũng không dễ.
Chị Nguyễn Thị Thúy buồn bã gom lại sách vở của hai đứa con sau khi bị lũ cuốn. |
Cùng tình cảnh, chị Nguyễn Thị Thúy (38 tuổi, trú thôn Kênh) sau 4 ngày tránh lũ tại nhà ông bà ngoại, hôm nay trở về dọn dẹp nhà cửa.
Đứng nhìn nhà cửa tan hoang sau lũ, hai vợ chồng chị Thúy như chết lặng. Chồng chị Thúy mang bộ bàn ghế gỗ ra đường phơi nắng, còn chị lặng lẽ gom những cuốn sách của hai đứa con đang trôi bồng bềnh trên mặt nước.
“Lúc chạy lũ tôi đã kê sách vở, cặp của hai đứa con lên cao trên 1m, không ngờ lũ lớn quá cuốn trôi hết cả. Cặp với sách vở rát nát hết cả rồi” – chị Thúy nói.
Mong nhà hảo tâm tặng sách, vở
Dẫn chúng tôi vào một góc nhà, chị Thúy vừa chỉ tay vừa nói, "góc này là nơi học tập của cháu, cháu dán thời khóa biểu lên tường giờ nước vào cuốn trôi rồi, ngay cả chiếc bàn học tập cũng không biết trôi đi đâu mất".
Nhìn đống sách vở của hai đứa con trôi trên mặt nước, chị Thúy chia sẻ: “Chú có biết nhà hảo tâm nào tặng sách vở cho học sinh thì cho anh chị biết để anh chị đi xin về cho cháu học, sách vở cháu ướt hết cả rồi”.
Những chồng sách vở của học sinh bị nước cuốn trôi ra đường. |
Anh Lê Đức Biên cùng cuốn sách của người con trai bị ngâm trong nước lũ. |
Ngôi nhà của anh Lê Đức Biên (44 tuổi) ngay ở đầu thôn Đông Mỹ (xã Cẩm Thành) đến sáng nay nước đã rút hẳn, để lại ngấn nước cao chừng 1,5m in trên bức tường nhà. Con đường huyết mạch vào thôn vẫn còn ngập sâu, để vào sâu trong thôn phải sử dụng thuyền nhôm hoặc bè tự chế.
Anh Biên bàng hoàng kể, cơn lũ vừa rồi đến quá bất ngờ, nước lên rất nhanh nên anh chỉ kịp kê dọn một số thiết bị điện tử. Một số đồ đạc khác, sách vở của con không kịp kê cao bị nước cuốn trôi cả.
Cháu Lê Đức Đàn mong muốn có sách vở để kịp đi học trở lại. |
Nhặt những cuốn sách giáo khoa lớp 9 của con trai bị nước cuốn ra vườn, anh Biên nói: “từ đầu năm gia đình mua sách vở đầy đủ cho cháu, bây giờ lũ vào chỉ còn vài cuốn này thôi. Sách ướt thế này giờ nhóm lửa không đỏ còn nói gì đến chuyện học”.
Lực lượng bộ đội cùng thiết bị máy móc được điều đến giúp Trường THCS Đại Thành dọn dẹp, vệ sinh phòng học sau khi lũ rút. |
Ngồi lật từng trang sách ướt sũng vì nước lũ, cháu Lê Đức Đàn (học sinh lớp 9, con anh Biên) nói, sách vở cháu bố mẹ cất không kịp nên bị nước cuốn trôi hết, sắp tới sẽ không còn sách vở đi học nữa.
“Cháu rất buồn vì sách vở bị lũ cuốn đi mất. Cả bàn học của cháu cũng bị gãy rồi. Nhưng cháu sẽ cố gắng, cháu mong muốn ngày tới đi học trở lại sẽ có đầy đủ sách vở” – cháu Đàn tâm sự.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. |
Lê Minh
Nước lũ nhấn chìm nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh, khiến sách vở và nhiều đồ dùng của học sinh hư hỏng. Những ngày qua, giáo viên phải xắn quần, lội nước ngang bụng để dọn dẹp, hong khô sách vở để đón học sinh trở lại trường.
" alt=""/>Trẻ em vùng mưa lũ miền Trung thẫn thờ bới tìm sách vở ngâm trong nướcGS Nguyễn Văn Minh cho hay, đã đi theo nghề giáo thì xác định dạy học là một thiên chức đạo đức cao quý.
Song, dù thiên chức cao quý nhưng cũng lắm gian nan, và nhà giáo phải đối diện với nhiều thứ, nhiều chiều.
“Trong quan niệm xã hội có lúc chưa thật tích cực khi nhìn nhận về giáo dục, về học vấn và hệ quả là lăng kính về người thầy không như những gì thật cao đẹp. Cũng có lúc một bộ phận đánh đồng việc dạy học với kiếm sống thông thường. Hãy nhớ rằng nó không chỉ là một nghề thuần túy. Nếu như vậy, chắc chẳng có ai nguyện dành tuổi thanh xuân của mình cho trẻ nơi vùng biên ải, núi rừng, hải đảo”, thầy Minh nói.
Theo GS Minh, dạy học là thiên hướng, là tạo dựng tương lai chứ không thuần túy chỉ là làm công ăn lương.
GS Minh cho rằng, những gì đang diễn ra trong lớp học, trên giảng đường hôm nay, dù có ít ỏi chăng nữa vẫn mang tính quyết định, định hình xã hội ngày mai.
“Không thể chối cãi rằng, đất nước nào đầu tư đúng mức cho giáo dục, người thầy được tôn trọng thì không chỉ tiến bộ trong hiện tại mà đó là nền tảng cho phát triển của tương lai. Nơi nào người thầy được tôn trọng thì ở đó xã hội văn minh. Sự bền vững muôn đời của một đất nước là từ giáo dục và cách giáo dục”.
Theo thầy Minh, giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông cần có quan niệm đúng đắn: “Đừng để cho giáo dục chuyển một nền học vấn sang tìm kiếm việc làm một cách thuần túy. Đừng để kiến thức trở thành hàng hóa, một sản phẩm để mua bán và sử dụng. Sự tầm thường hóa này sẽ dẫn đến quan niệm lệch lạc về người thầy, về những chuẩn mực chân chính của xã hội và là gốc rễ của những suy đồi trong đạo đức. Đừng quá coi trọng kỹ năng mà quên rằng giáo dục để mỗi người tự soi sáng bản thân để tiến bộ. Nếu chỉ nhăm nhăm tập trung đào tạo nghề nghiệp để mỗi người không biết gì ngoài địa hạt của mình thì quả thật thiếu sót”.
Ông Minh nhìn nhận, giáo dục đang đổi mới và đòi hỏi rất nhiều, do đó trọng trách lớn lao đặt ra với cả thầy và trò trường sư phạm.
Muốn vượt qua, ông Minh cho rằng nhà trường phải thay đổi: “Phải tạo bước chuyển căn bản trong nhận thức về người thầy. Không thể áp những quy chuẩn hành chính thông thường đối với thầy cô mà phải coi đây là lao động đặc biệt”. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, ông Minh cũng nhắn nhủ tới các giảng viên và sinh viên sư phạm, trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ tâm sáng, chí bền và hành động chân chính. “Vì rằng, ai sẽ là người làm thay đổi nền giáo dục, nếu không phải bắt đầu từ chúng ta”, ông Minh nói.
Tại buổi lễ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng tổ chức trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các nhà giáo xuất sắc. |
Các cá nhân xuất sắc được nhận giấy khen của hiệu trưởng nhà trường. |
Thanh Hùng
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thầy cô giáo đã có những chia sẻ về nghề và những mong mỏi với học sinh và phụ huynh.
" alt=""/>Hiệu trưởng trường sư phạm: “Dạy học không thuần túy chỉ là làm công ăn lương”